- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Tản mạn Ngày Gia đình Việt Nam
28/06/2016 | 14:23
Nhiều người trẻ dường như yêu nhau rất dễ, cưới nhau rất nhanh, nhưng rồi cũng nhanh chóng chia tay…
1. Ngày Gia đình Việt Nam. Bên cạnh những gia đình hạnh phúc, gần đâu đó có những đứa trẻ đang thổn thức, đau buồn, tức tưởi, lớn và khôn hơn trước tuổi thực của nó. "Bà ơi hôm qua Ba dẫn con đi siêu thị, con vui lắm. Nhưng ngay sau đó có cái cô vẫn hay đi theo Ba, hay tới nhà lúc đêm khuya đến & nhìn trừng trừng vào con và hỏi: "Con có thấy cô không? Sao con không chào cô? Con là đứa trẻ hư, hỗn láo vì không chào người lớn". Con ngước nhìn Ba, không thấy Ba phản ứng gì cả. Con cúi gằm mặt xuống không trả lời, con làm thế có đúng không bà?"
2. Hình như một số gia đình trẻ Việt Nam đang bị Âu hóa, hiện đại hóa. Họ yêu nhau rất dễ, họ cưới nhau rất nhanh. Khi có với nhau đứa con đầu lòng, họ âu yếm nhìn con, cười sung sướng khi con toét miệng cười. Ấy thế mà họ cũng nhanh chóng chia tay, không còn nghĩ gì đến cảm xúc của đứa trẻ. "Bà ơi, con không muốn Ba Mẹ bỏ nhau. Ba hỏi con có đi theo Ba không? Con nói con muốn đi theo cả Ba và Mẹ nhưng nếu Ba Mẹ vẫn bỏ nhau thì con đi theo Mẹ. Bà đừng buồn con nghe bà nội".
3. Đàn ông bây giờ có nhiều người hâm hâm làm sao ấy. Có người độ tuổi 40 - 50, đã có gia đình êm ấm, con khôn vợ đẹp mà không biết quý giữ những gì mình đang có. Mê muội với cô gái đáng tuổi con mình, những cô gái tuổi chỉ 20, 22 tuổi. Rồi phải cung phụng gọi người ngang tuổi với mình bằng bố, bằng mẹ vợ, gọi anh trai cô ta chỉ khoảng 25 tuổi bằng anh hai, anh ba, xưng em ngọt xớt. Nghe mà ớn.
4. Tôi nhớ ngày xưa các cụ giữ gìn văn hóa gia đình dữ lắm. Đàn ông ai mà chẳng thích nhìn cái đẹp, ra đường là mắt liếc ngang liếc dọc nhưng khi nghĩ đến câu "con gái nhờ phúc cha" là họ vội vàng nghiêm túc ngay. Trong đầu họ dường như không có chỗ cho từ "ly hôn" mặc dù ngày ấy cưới hỏi rất đơn giản và thậm chí có những cặp vợ chồng lấy nhau mà không đăng ký kết hôn mà cũng con đàn cháu đống, chẳng bao giờ xa nhau...
5. Người phụ nữ ngày xưa cũng thế. Cái nết đánh chết cái đẹp, tam tòng tứ đức, chồng chết, ở vậy nuôi dạy con. Cũng có lúc người phụ nữ cảm thấy vất vả, muốn có người cùng chia sẻ. Nhưng chỉ cần con gái nói câu: "Bố mẹ chồng con quý mẹ lắm, mẹ hy sinh cuộc sống riêng tư để lo cho các con trưởng thành, con tự hào vì mẹ". Thế là mẹ lại tiếp tục hy sinh...
Tản mạn ngày gia đình Việt Nam 28/6. Chúc mọi người hạnh phúc.
Tổng hợp