- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Những sai lầm của mẹ khi con bị cảm cúm
09/05/2016 | 16:27
Những thói quen tưởng chừng rất vô hại của cha mẹ khi chăm sóc con nhỏ bị cảm cúm lại vô tình khiến bệnh trở nên dai dẳng và khó chữa hơn.
Cảm cúm không đơn giản chỉ là những bệnh lý hô hấp bình thường. Các triệu chứng thường thấy như đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể ... Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm tới hệ thống tim mạch, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm xoang, viêm họng…
Mặc dù vậy, vẫn còn có rất nhiều người chưa biết cách phòng và điều trị đúng cách, thậm chí thường mắc phải những sai lầm về căn bệnh phổ biến này.
Vội kết luận bệnh
Nhiều mẹ thường cho rằng, trẻ cứ có thân nhiệt trên 37 độ C thì trẻ đã bị sốt. Tuy nhiên, nhiệt độ của trẻ thay đổi tuỳ theo thời gian trong ngày và theo vị trí mà mẹ đo, ở dưới cánh tay, trán hay miệng…
Do đó, khi muốn kết luận con có thực sự bị sốt, chị em cần xem xét nhiều yếu tố. Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37 độ C không phải lúc nào cũng là bé bị sốt. Chỉ khi con sốt con từ 38,5 độ C trở lên mẹ mới cần can thiệp bằng cách loại thuốc khác nhau.
Đo nhiệt độ cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nên đặt ở hậu môn, tuy nhiên, một số bé không thoải mái khi được cha mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn. Lúc này, hãy thử chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách của con. Nhưng đo ở nách có thể chênh lệch tới 2 độ C so với ở hậu môn. Vì vậy, mẹ nên cộng thêm từ 1-2 độ C vào nhiệt độ ghi trên nhiệt kế khi đo ở nách cho trẻ.
Chỉ coi là một căn bệnh thông thường, có thể tự khỏi
Nhiều người cho rằng, cảm cúm là bệnh thường gặp, năm nào chẳng bị ít nhất 1 vài lần trong năm nên sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, sau gần 1 tuần họ không thấy mình khỏi bệnh thì lúc đó nó đã gây ra những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng...
Vì thế, khi thấy những triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể ... bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để khám.
Tự ý sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt
Nhiều bậc cha mẹ không nắm rõ nguyên nhân gây sốt mà sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt tùy tiện, có thể sẽ làm triệu chứng mất đi, khiến bác sỹ không chẩn đoán được bệnh thực sự, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Đặc biệt là khi trẻ sốt, nếu sử dụng không đúng thuốc giảm đau hạ sốt cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột vô cùng nguy hiểm.
Chườm đá, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con
Nhiều phụ huynh thường hay lấy nước đá cho vào túi nilon hay khăn vải bọc lại rồi chườm trán cho bé. Mặt khác, những loại thuốc như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) cũng không phải là thuốc hạ sốt và có tác dụng giúp trẻ hết sốt.
Theo PGS - TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai), việc chườm khăn ướt hay chườm đá cho trẻ là các biện pháp vật lý chỉ có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu. Hơn nữa, những cách đó thường làm cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm
Không ít các mẹ thường thực hiện chế độ kiêng chất béo như trứng, sữa cho con. Tuy nhiên, đây là một sai lầm không phải ai cũng biết. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không biết tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.
Do đó, sau khi bị cảm cần phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, khẩu vị nên thanh đạm, nên bổ sung nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả, để cơ thể phục hồi nhanh chóng.