- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Nấu cháo cho bé thế nào để không làm mất vitamin B1
12/05/2016 | 16:44
Vitamin B1 rất dễ bị hao hụt bởi nhiệt và hòa tan trong nước trong quá trình nấu cháo cho trẻ, thế nên khi nấu cháo cho bé các bạn cần lưu ý những gì để không làm mất vitamin B1 ?
Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thiếu hụt vitamin B1 có thể xảy ra khi mẹ cho bé chế độ ăn quá nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn động vật (thịt, cá, trứng...). B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn.
Do đó ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng đặc trưng nhất là biếng ăn và táo bón – điều rất nhiều bà mẹ lo sợ. Nếu thiếu nặng có thể dẫn tới phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim. Trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ có thể bị tử vong đột ngột do suy tim nếu người mẹ bị thiếu vitamin B1.
Tùy theo từng độ tuổi khác nhau mà các bé có nhu cầu vitamin B1 khác nhau. Các loại thực phẩm giàu vitamin B1 như: các loại đậu, nấm, cải bó xôi, cá ngừ… Tính trung bình, nhu cầu B1 của trẻ thường khoảng:
- Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 200 microgram (mcg) mỗi ngày
- Trẻ sơ sinh (7-11 tháng): 300 mcg mỗi ngày
- Trẻ em (tuổi từ 1-3): 500 mcg mỗi ngày
- Trẻ em (tuổi từ 4-8): 600 mg mỗi ngày
- Trẻ em (tuổi từ 9-13): 900 mcg mỗi ngày.
Trong khi rất nhiều bà mẹ có trẻ biếng ăn phải cho con uống thuốc bổ sung vitamin B1, nếu sử dụng không đúng cách đúng liều lượng và không tuân theo chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng đôi khi lại thành lợi bất cấp hại, chỉ cần một số lưu ý khi nấu cháo dưới đây, các mẹ sẽ có nguồn vitamin B1 tự nhiên trong cháo gạo :
- Chú ý không nên xay xát gạo quá kỹ vì các vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gr gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1; 100 gr gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B.
- Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cháo làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Thực hiện đúng nghĩa rửa gạo: tức là cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn. Khi nấu cháo cho bé chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%).
- Nên dùng nước sôi để nấu cháo thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Dù nấu cháo bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Nấu cháo bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước.
- Khi cháo sôi, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí, là yếu tố phá huỷ thêm các vitamin trong gạo. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.