- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
9 lựa chọn cho bố mẹ để không bao giờ phải dùng đòn roi với con
25/07/2016 | 14:41
Biết đánh con là không nên nhưng nhiều bậc phụ huynh chia sẻ rằng họ không có sự lựa chọn nào khác. Sự thật, bố mẹ vẫn có rất nhiều cách rèn con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi.
Các nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Murray Strauss tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Gia đình khẳng định rằng đòn roi chỉ dạy và tiếp tay cho bạo lực ở trẻ, điều mà xã hội của chúng ta đang rất quan ngại. Nghiên cứu này cũng cho biết thêm trẻ hay bị đánh đập thường có tự trọng thấp, bị trầm cảm và chấp nhận việc được trả lương thấp hơn khi trưởng thành.
Vậy, bạn nên làm gì thay vì sử dụng đòn roi?
Sử dụng đòn roi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
1. Bình tĩnh
Đầu tiên, nếu bạn cảm thấy tức giận và mất kiểm soát, bạn muốn đánh con, hãy cố gắng bình tĩnh và giữ yên lặng. Trong thời gian yên lặng này, bạn sẽ tìm thấy giải pháp cho vấn đề. Đôi khi các bậc cha mẹ không thể bình tĩnh bởi vì họ đang chịu rất nhiều áp lực. Bữa tối thì đang sửa soạn, những đứa trẻ đang đánh nhau, điện thoại đang đổ chuông và con bạn làm rơi hộp đậu Hà Lan và ôi thôi, bạn sẽ phát điên lên. Hít thở thật sâu và đếm đến mười cũng là một gợi ý hiệu quả.
2. Dành thời gian cho bản thân
Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng sử dụng đòn roi với con bởi họ không có thời gian cho bản thân, luôn cảm thấy kiệt sức và bị hối thúc. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ luôn phải dành một khoảng thời gian cho bản thân mình để tập thể dục, đọc sách, đi bộ hoặc nghỉ ngơi.
3. Ân cần nhưng kiên quyết
Một tình huống bực bội khác mà cha mẹ có xu hướng tét vào đít con cái là khi chúng liên tục tỏ ra bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Trong những tình huống này, hãy ngồi xuống ngang tầm mắt con, thể hiện giao tiếp bằng mắt, chạm vào chúng nhẹ nhàng và nói một cụm từ ngắn, ân cần nhưng đầy kiên quyết, những gì bạn muốn chúng làm theo. Ví dụ: "Mẹ muốn con chơi nhưng không ồn ào”.
4. Cho con lựa chọn
Cho con bạn lựa chọn là một giải pháp hiệu quả thay vì đánh đòn. Nếu chúng nghịch phá thức ăn mà không chịu ăn, bạn nên hỏi chúng sẽ ngừng nghịch phá hay là rời khỏi bàn?". Nếu trẻ tiếp tục chơi với thức ăn của mình, bạn sử dụng hành động ân cần nhưng đầy kiên quyết bằng cách giúp chúng xuống khỏi bàn ăn. Sau đó nói rằng chúng có thể quay trở lại bàn ăn khi đã sẵn sàng ăn mà không đùa nghịch.
5. Sử dụng hệ quả logic
Hệ quả liên quan logic tới hành vi sẽ dạy con cái tính trách nhiệm. Ví dụ, con bạn phá vỡ cửa sổ nhà hàng xóm và bạn trừng phạt bằng cách đánh đòn. Chúng sẽ chẳng học được vì sao hành vi của mình lại xấu? Có thể chúng sẽ không bao giờ làm điều đó một lần nữa, nhưng đồng thời, chúng cũng biết rằng để thoát tội, chúng cần phải che giấu lỗi lầm của mình, đổ lỗi cho người khác, nói dối, hoặc đơn giản là không bị bắt gặp. Chúng có thể tỏ ra tội lỗi, giận dữ và hằn thù người đánh đòn chúng.
So sánh với tình huống một đứa bé đập vỡ cửa kính nhà hàng xóm và bố mẹ nó sử dụng giọng nói ân cần nhưng cương quyết: "Mẹ thấy con đã phá hỏng cửa sổ, con sẽ làm gì để sửa đây?". Đứa con quyết định cắt cỏ giúp và rửa xe nhiều lần cho người hàng xóm coi như trả chi phí phá vỡ cửa sổ. Trẻ học được những gì trong tình huống này? Đó là, sai lầm là một phần tất yếu của cuộc sống và nó không quá nghiêm trọng, nhưng con sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa những sai lầm. Trọng tâm được đưa ra khỏi các sai lầm và đặt vào trách nhiệm sửa sai. Đứa trẻ sẽ không cảm thấy tức giận hay hằn thù đối với cha mẹ của mình. Và quan trọng nhất là lòng tự trọng của trẻ không phá hỏng.
6. Chuộc lỗi
Khi trẻ không nghe lời, cha mẹ thường có xu hướng muốn phạt chúng. Một cách khác là để con bạn chuộc lỗi. Ví dụ, một số bé trai ngủ qua đêm ở nhà Larry. Cha của bé yêu cầu chúng không được rời khỏi nhà sau nửa đêm. Nhưng cậu bé đã không nghe lời. Người cha vô cùng tức giận và đã phạt chúng bằng việc không cho chúng ngủ qua đêm trong vòng hai tháng. Larry và bạn của thằng bé trở nên tức giận, buồn bã và bất hợp tác như là kết quả của sự trừng phạt. Người cha nhận ra những gì ông đã làm. Ông đã xin lỗi vì phạt chúng và nói cho chúng rằng ông thất vọng như thế nào và đề cập đến tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Sau đó ông yêu cầu chúng nhận lỗi. Chúng quyết định chặt củi ở sân sau, vừa làm vừa thích thú. Sau đó chúng sẽ giữ lời hứa trong những lần sau.
7. Tránh xung đột
Trẻ em thiếu tôn trọng cha mẹ có thể khiến cha mẹ đánh chúng. Tốt nhất là bạn nên thoát khỏi hoàn cảnh này ngay lập tức. Đừng rời khỏi phòng trong cơn tức giận hay thất bại. Nói một cách bình tĩnh “Cha/mẹ sẵn sàng ở phòng bên cạnh khi nào con muốn nói chuyện một cách tôn trọng hơn”.
8. Tốt bụng nhưng nghiêm khắc
Thay vì đánh vào tay hay mông của bé khi bé lỡ đòi hỏi cái gì đó không được phép, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát bế bé lên và đưa bé sang phòng bên cạnh. Đưa cho bé một món đồ chơi hoặc vật khác để đánh lạc hướng bé và nói “Con có thể thử lại vào lần sau”. Bạn có thể đưa bé ra ngoài vài lần nếu như bé còn tiếp tục.
9. Thông báo cho trẻ sớm
Trẻ thường thể hiện sự giận dữ khi chúng không hiểu hoặc cảm thấy bất lực trong một tình huống nào đó. Thay vì nói cho con bạn rằng thằng bé phải rời khỏi nhà bạn tại thời điểm đó, thì hãy nói rằng bạn sẽ rời khỏi đó trong năm phút. Đây là cách cho phép trẻ hoàn thành những gì chúng đang làm dở.
Tổng hợp