- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
7 bí quyết giúp bé loại bỏ những thói quen xấu
16/05/2016 | 15:23
Với sự kiên nhẫn, khéo léo và một số bí quyết nhỏ, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ nhỏ chấm dứt thói quen xấu ngay từ khi còn bé.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải những thói quen xấu do chưa có nhận thức và bắt chước từ người lớn. Những thói xấu ở trẻ như cắn móng tay, hay ngoáy mũi … tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng có thể sẽ theo bé suốt cuộc đời nếu bố mẹ không giúp bé chấm dứt ngay khi còn nhỏ. Những bí quyết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh thực hiện điều đó.
1. Giải thích cho bé
Trẻ nhỏ vốn chưa nhận thức được hành động của mình cũng như tính đúng sai của nó. Khi nhận thấy bé có thói quen xấu, bạn nên giải thích cho bé hiểu lí do vì sao không nên làm như vậy. Dần dần bé sẽ hiểu được tác hại trong việc làm của mình và chấm dứt thói quen đó.
2. Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa
Nhiều bé hình thành thói quen xấu giống như một phản xạ vô điều kiện cho trạng thái tâm lý của mình, ví dụ như một số bé thường cắn móng tay mỗi khi lo lắng hoặc gặp áp lực. Nếu thấy bé liên tục thực hiện thói quen xấu, bạn cũng nên quan sát và nói chuyện với bé để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hành động của bé. Sau khi tìm được nguyên nhân sâu xa, bạn cũng cần kiên nhẫn và giúp bé giải quyết vấn đề, tạo cho bé cảm giác an tâm và luôn có bạn ở bên khi bé cần.
3. Đưa ra quy định
Đặt quy định một cách hợp lý cũng giúp bé hạn chế thói quen của mình, ví dụ như không được cắn móng tay khi ăn cơm hoặc chưa rửa tay sạch sẽ vì có nhiều vi trùng… Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một số “hình phạt” cụ thể mỗi khi bé làm sai quy định. Hình phạt không cần quá nặng nhưng vẫn cần đủ nghiêm khắc để bé không tái phạm.
4. Ngó lơ
Quá chú ý đến thói xấu của bé cũng có thể khiến bé muốn tiếp tục duy trì thói quen ấy (vì bé đang được chú ý). Sau khi đã thử một vài biện pháp không thành, bạn hãy thử ngó lơ bé một thời gian để xem bé có bỏ thói quen đó hay không.
5. Khen ngợi những việc làm tốt
Mỗi khi nhận thấy bé có dấu hiệu cải thiện đáng kể khi từ bỏ thói quen xấu, bạn nên dành cho bé nhiều lời khen hay thậm chí có món quà nhỏ tặng bé. Ngoài ra, tập trung vào những việc bé làm tốt cũng là một cách hay để bé quên đi những thói xấu của mình.
6. Lần lượt loại bỏ từng thói xấu
Trong nhiều trường hợp, các bé thường xuất hiện nhiều thói quen xấu cùng một lúc làm cho bố mẹ không khỏi khó chịu. Thay vì nôn nóng bắt trẻ chấm dứt tất cả các thói quen cùng một lúc, bạn nên đặt ưu tiên việc nào gây hại nhất, cần loại bỏ đầu tiên. Cũng đừng nên nổi nóng với trẻ hoặc làm trẻ thấy xấu hổ ở chỗ đông người.
7. Tin tưởng bé
Đôi khi vì sự áp đặt thái quá của người lớn nên trẻ nhỏ lại có thái độ chống đối và càng khiến thói xấu của mình đi xa hơn. Vì vậy thay vì quá nghiêm khắc với bé, bạn nên thử đặt lòng tin ở bé, cho bé tự quyết định và sẵn sàng giúp đỡ khi bé cần. Điều này sẽ giúp bé rèn luyện tính độc lập từ bé và dần tự tin vào bản thân hơn.