- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
5 cách giúp con bú bình
16/05/2016 | 11:10
Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. Nhưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.
Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. Nhưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.
Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này
Làm quen với “ti” giả
Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.
Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.
Chọn bình sữa cho con
Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.
Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.
Tập bằng sữa mẹ
Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…
Tập bú vào giờ nhất định
Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức - kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.
Tư thế bú
Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.