- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Theo dõi sức khoẻ của bé qua biểu đồ tăng trưởng
18/05/2016 | 11:10
Từ lúc trẻ chào đời đến khi tròn 3 tuổi, các mẹ nên đo chiều cao cân nặng của bé theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định trong tháng.
Biểu đồ tăng trưởng là gì?
Mẹ thử dùng sổ tay sơ sinh vẽ 1 đường cơ bản lên “biểu đồ tăng trưởng” theo 2 trục: trục tung – trục hoành (kilogram và centimet) mà mẹ cân đo được, để biết con có phát triển tốt hay không?!
Sau mỗi lần cân đo, mẹ hoặc bác sĩ sẽ chấm 1 chấm tạo 1 điểm kế tiếp điểm trước đó và nối 2 điểm lại với nhau. Cứ thế, từng tháng qua đi, ta nối dần các điểm đó tạo thành 1 đường gấp khúc lên hoặc xuống.. Đường gấp khúc đó được gọi là biểu đồ tăng trưởng.
Theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé theo chiều hướng của biểu đồ tăng trưởng
Khi đoạn biểu đồ nằm ngang: Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Nếu trẻ còn bú mẹ thì xem lại tư thế cho bú hoặc số lần bú của trẻ như thế có đủ cung cấp dinh dưỡng cho con không?! Nếu trẻ ăn dặm thì nên xem lại chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, chia nhỏ bữa ăn ra 5 – 6 cữ/ ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả có màu đỏ, cam để cung cấp thêm Vitamin A, cho thêm 1 ít dầu vào cháo.
Biểu đồ tăng trưởng là cách khoa học để theo dõi sự phát triển của bé những năm đầu đời
Khi đoạn biểu đồ đi xuống: Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm (trước 4 tháng) nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé sụt cân,…
Hãy cho con bú mẹ, bú bình trọn vẹn cho tới 4 tháng tuổi để con được hấp thu chất béo từ sữa một cách tốt nhất. Sau 4 tháng mới bắt đầu cho con ăn dặm từ loãng đến đặc và từ ngọt đến mặn.
Đối với trẻ lớn hơn thì nên tìm cách khuyến khíc trẻ ăn nhiều hơn, cần bổ sung chất béo và các nhóm rau xanh vào trong thực đơn hàng ngày của con. Và cũng cần quan tâm giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé. Khi phát hiện trẻ có bệnh lý thì nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Đoạn thẳng biểu đồ đi lên: Đoạn thẳng lý tưởng trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn sau mỗi chu kỳ cân đo. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.
Khi biểu đồ đi lên: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Trong trường hợp này thì nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, bớt tinh bột và thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật.
Biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Các mẹ chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết.