Những điều cần tránh khi dạy con dù rất giận dữ

31/05/2016 | 15:41

Các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến những điều cần tránh khi dạy con sau khi đọc câu chuyện dưới đây để không phải ân hận về sau.

Mới đây tại Đồng Xuyên tỉnh Thiểm Tây có một bé gái 8 tuổi tên là Linh Linh đột ngột qua đời không rõ lý do. Gia đình bé ban đầu cho rằng nguyên nhân gây tử vong là do Linh Linh bị ngộ độc do ăn chân gà muối vì trước khi qua đời bé nôn mửa và chóng mặt. Tuy nhiên kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong không hề liên quan đến chân gà. Và điều đau lòng nhất khiến cả nhà sửng sốt chính là: mẹ đẻ của Linh Linh đã gây ra cái chết của con gái mình.

Vết thương chí mạng trong hộp sọ

Cô bé Linh Linh quả thật đã tử vong không lâu sau khi ăn chân gà và cánh gà. Mẹ cô bé đã cho rằng sản phẩm ăn nhanh này đã giết chết con gái yêu dấu của bà. Tuy nhiên sau một loạt thử nghiệm nhiễm độc, các chuyên gia pháp y đều không thấy dấu hiệu nào để kết luận cô bé tử vong do ngộ độc thức ăn hay cụ thể là chân gà.

Cuối cùng ban chuyên án buộc phải giải phẫu thi thể nạn nhân và công bố một kết quả khiến người nhà Linh Linh vô cùng sửng sốt: Bé gái chết vì đòn chí mạng sau não.


Chỉ vì một cú đánh vào sau đầu của mẹ lúc nóng giận mà cô bé Linh Linh 8 tuổi đã vĩnh viễn ra đi.

Qua lời khai của các thành viên trong gia đình, câu chuyện diễn biến như sau: Cô bé Linh Linh mới 8 tuổi nên còn mải chơi, thích xem ti vi hơn là làm bài tập và đỡ đần mẹ việc nhà. Chính vì vậy mà mẹ bé đôi khi nổi giận đã cảnh báo con gái bé bỏng của mình bằng những cái bạt vào phần sau đầu. Một lần Linh Linh lại mải chơi không nghe lời mẹ nên cô bé bị mẹ dùng tay đánh vào đầu nhưng ở phía sau. Lần này Linh Linh bị đánh khá đau nên cô bé đã khóc to và dai. Vì vậy mẹ bé đã mua chân gà muối dỗ dành con gái mình. Cô bé thấy chân gà muối là món ưa thích của mình nên đã nín. Tuy nhiên sau khi ăn một lúc không lâu, Linh Linh bắt đầu kêu chóng mặt, choáng váng và nôn mửa. Gia đình đã vội đưa bé vào viện nhưng kể từ đó cô bé không bao giờ còn tỉnh dậy và làm mẹ phiền lòng nữa.

Cú đánh đằng sau đầu cho dù không quá mạnh vẫn có thể gây nguy hiểm

Câu chuyện thương tâm kể trên đã cho các bậc phụ huynh một bài học đắt giá khi dạy dỗ con cái. Các bác sĩ khuyến cáo, hộp sọ trẻ 8 tuổi vẫn dễ bị tổn thương dưới lực tác động tương đối mạnh. Thậm chí với một lực vừa phải nhưng theo một phương nhất định (gọi là đánh vào chỗ hiểm), nguy cơ tổn thương não bộ rất dễ xảy ra.

Vì vậy nếu người lớn dùng tay đánh mạnh vào phần đầu trẻ, đặc biệt phần sau đầu, các dây thần kinh não bộ ở vùng đó có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng và dễ gây tử vong.

Trên thực tế có không ít trường hợp vì không giữ được bình tĩnh khi dạy dỗ con cái mà một số phụ huynh đã gây ra hậu quả thương tâm không thể nào khắc phục.

Ví dụ như trường hợp xảy ra vào tháng 3/2014 tại Nam Kinh, một người cha đơn thân do tức giận con gái 13 tuổi tên Sảnh Sảnh của mình trốn học đã dùng dây thép “dạy dỗ”. Đòn roi trong lúc nóng giận của vị phụ huynh này đã vô tình đánh vào phần đầu của cô bé và khiến Sảnh Sảnh nôn ra máu. Cho dù người cha vội vàng đưa con gái tới bệnh viện cấp cứu, cô bé Sảnh Sảnh đã không thể qua khỏi.

Một ví dụ thương tâm nữa xảy ra tại Giang Tô ở quận Đồng châu, một người cha do thiếu kiên nhẫn khi dạy con đã dùng tay tát bé. Sau đó ông bố này còn chạy ra ngoài lấy một cái roi tre để đánh vào đầu đứa trẻ mới lên 4. Đêm đó đứa bé 4 tuổi đã ngủ say và mãi mãi không bao giờ tỉnh dậy.

Những câu chuyện kể trên có lẽ không hiếm ở khắp mọi nơi và khiến nhiều người đau lòng, hối tiếc nhưng đã quá muộn màng. Vì vậy các phụ huynh khi dậy dỗ cho cái nên cố gắng giữ bình tĩnh và cho dù thế nào đi nữa, hãy lưu ý tránh những độc tác dưới đây:

1.Đánh, tát vào bất kỳ chỗ nào trên đầu trẻ

Đầu là nơi tập trung hệ thần kinh trung ương, việc dùng lực tác động vào phần đầu của trẻ nhỏ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho não bộ. Tát, vả vào mặt cũng dễ gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng thính giác.

2.Véo mũi, vặn tai

Mô mũi của trẻ còn non và dễ tổn thương, chứa nhiều mạch máu. Việc véo, vặn mũi sẽ có thể gây tổn thương phần xoang và mao mạch mũi, tác động hệ thống phòng vệ của mũi. Véo, vặn tai đôi khi sẽ ảnh hưởng tới màng nhĩ của trẻ và gây điếc.

3. Đánh vào lưng

Lưng cũng là nơi tập trung hệ thần kinh quan trọng, hơn thế xương sống ở lưng trẻ còn chưa đủ chắc chắn nếu chịu lực tác động mạnh. Vì vậy tuyệt đối không đánh vào lưng trẻ để tránh gây tổn thương hệ thần kinh, có thể dẫn đến tàn tật.

4.Tránh dùng roi đánh vào mông trẻ vì ở một số phương nhất đình, lực tác động đủ mạnh có thể gây liệt.

Giáo dục trẻ nhỏ cần sự nhẫn nại, kiên trì trong tình yêu thương và bao dung của cha mẹ. Vì vậy các bậc phụ huynh nên cố gắng tìm cách giao tiếp tối ưu khi dạy con, tránh bất kỳ hành vi bạo lực nào để khỏi hối hận về sau.