- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Mách các mẹ một vài mẹo vặt chăm con
16/05/2016 | 16:24
Trong cuộc sống không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi cho bé, có một số hiện tượng rất hay gặp ở bé như là: côn trùng cắn, táo bón hay cứt trâu, có vết thâm tím, đau bụng,…
Khi bé gặp phải những hiện tượng này, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy nhớ rằng có mẹo nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện mà lại vô cùng hiệu quả để khắc phục giúp bé.
Bé bị côn trùng đốt: Côn trùng đốt có thể gây ngứa nặng cho bé. Có thể trộn một giọt tinh dầu trà xanh với một giọt tinh dầu olive bôi vào chỗ bị côn trùng cắn cho bé. Ngoài ra, để làm dịu cơn ngứa, hãy cho ít bột yến mạch (oatmeal) vào miếng vải muslin (thứ vải mỏng), cuộn tròn lại như quả bóng. Dùng quả bóng này chườm lên vết ngứa cho con.
Bé bị đau bụng: Khi bị đau bụng, bé thường có những phản ứng ra ngoài để báo hiệu cho bố mẹ. Với những trẻ chưa biết nói sẽ quấy khóc nhiều giờ đồng hồ. Trong trường hợp này, nếu bé đang bú mẹ, người mẹ nên tránh những thức ăn gây dị ứng phổ biến như trứng, các loại hạt, cam, rượu, cafe, hành tỏi, dâu tây, súp lơ và những đồ ăn có tiền sử dị ứng. Nên massage bụng để giúp bé dễ chịu.
Bé bị cháy nắng: Cháy nắng là những vùng da như bị bỏng, đỏ và đau. Nếu bé bị cháy nắng, sau khi tắm rửa và lau khô người cho con, có thể bôi kem lô hội lên những vùng da bị bỏng rát đề làm dịu vết thương.
Bé bị cứt trâu: Dùng tinh dầu olive, massage nhẹ nhàng trên toàn bộ da đầu cho bé rồi để qua đêm (nên kê một chiếc khăn tắm dưới đầu của bé). Sau đó, gội lại với dầu gội đầu dành cho bé vào buổi sáng hôm sau và để cứt trâu tự rụng.
Bé bị hăm tã: Nên thay tã cho bé mỗi 2 tiếng đồng hồ một lần hoặc nhiều hơn, nếu cần. Với tã vải, cần giặt sạch và phơi khô. Dùng gel hoặc thuốc mỡ calendula (từ một loại hoa cúc) để xoa dịu vết hăm.
Bé bị cảm lạnh: Nếu bé bị nghẹt mũi, có thể cắt vài lát củ hành, bỏ vào một cái đĩa rồi đặt gần đầu giường của bé. Nếu bé bị chảy nước mũi, có thể bỏ một vài lát chanh vào trong nước tắm và để vài lát chanh lên một cái đĩa, gần đầu giường của bé.
Bé bị táo bón: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở bé để biết cách phòng tránh. Nếu bé bú sữa bình, nên kiểm tra xem việc pha sữa bình có đúng tỉ lệ không. Ngoài ra, nên cho bé ăn nhiều thức ăn giàu xơ như quả lê, quả mơ, nước mận ép pha loãng... Mẹ cũng nên massage bụng nhẹ nhàng cho bé với tinh dầu olive.
Bé bị mất ngủ: Trẻ mới bắt đầu bước vào tiểu học thường bị mất ngủ. Hãy cho bé uống sữa ấm (chứa nhiều tryptophan, có tác dụng an thần như trà hoa cúc). Ngoài ra, có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm của bé.
Bé bị tưa lưỡi: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Mình thấy cách dân gian này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này. Hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng. Bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé.