- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
Mách các mẹ 10 "mẹo vặt" dạy con ngoan
16/05/2016 | 16:35
Tham khảo những kinh nghiệm dạy dỗ con cái từ các bậc phụ huynh dưới đây để dạy con ngoan hơn nhé!
1. Tối nào tôi cũng cùng con dành thời gian sắp xếp quần áo của bé ở những ngăn riêng biệt: Áo thun một ngăn, quần một ngăn, tất một ngăn... Những bộ bé muốn mặc vào sáng hôm sau, tôi treo riêng trên móc. Sáng mai khi bé thức dậy, bé chỉ việc lấy quần áo và cùng mẹ mặc vào, thế là xong.
2. Những khay carton đựng trứng bỏ đi, tôi giữ lại, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, tôi để vào ngăn kéo như một ngăn để bé xếp đồ lặt vặt, chẳng hạn như trang sức của bé. Nhờ thế mà bé gái nhà tôi luôn có ý thức dọn dẹp, không bày bừa đồ đạc.
3. Con trai tôi hay quấy dù bé đã 3 tuổi. May mắn thay, khi tôi dạy con cách gọi tên cảm xúc, nó đã thực sự giúp ích cho bé. Bé có thể nói với mẹ là bé đang mè nheo, vừa nói một câu bậy bạ, bé gắt gỏng hay khi buồn chán... Nếu bé nói một cái gì đó mà tôi không vừa ý, tôi sẽ nhìn thẳng vào con nghiêm khắc yêu cầu con xin lỗi. Sau đó, gợi ý để bé trình bày bằng một giọng nói vui vẻ.
4. Tôi có một mẹo kích thích bé lau dọn nhà cửa là giao cho bé một việc rồi thách bé làm xong trong vòng bao nhiêu phút gì đó. Hầu hết các bé đều thích chạy đua cùng thời gian nên mẹo này tỏ ra khá hiệu quả.
5. Tôi nghĩ muốn con ngoan thì cha mẹ phải là tấm gương tốt trước. Nên dùng cụm từ như “giúp mẹ”, “cảm ơn con”... mỗi khi bé làm việc gì đó; đồng thời, khen ngợi bé mỗi khi bé biết nói “cảm ơn mẹ”, “con chào mẹ” hay “con xin mẹ”... Đó là cách đơn giản nhất để dạy bé phép lịch sự.
6. Tôi dùng một hộp nhựa màu có nắp đậy để bé đựng các loại bút chì, bút màu hoặc những đồ chơi nhỏ. Chúng giúp bé có thói quen sắp xếp đồ đạc đúng nơi quy định sau khi dùng xong.
7. Để giúp bé 2 tuổi rưỡi nhà tôi không sợ bác sĩ, tôi mang theo gấu bông của bé cùng đi khám và cho bạn gấu ngồi lên khám mẫu, bé sẽ ngoan ngoãn làm theo.
8. Khi con trai tôi giận, tôi nói: “Cùng tới phòng con và tìm lại khuôn mặt tươi cười nào”. Bé có thể ra ngoài cho tới khi bé quay lại với một nụ cười. Tôi luôn yêu cầu bé biết cách tự điều chỉnh thái độ nhưng tất nhiên với ngôn ngữ bé có thể hiểu được.
9. Tôi tạo niềm vui đánh răng cho con bằng bài hát “Anh Tí sún”. Nhờ vậy, bé nhà tôi luôn chịu hợp tác mỗi lần đánh răng.
10. Khi hai bé cùng muốn một món đồ chơi, tôi dùng cách đếm ngược. Một bé sẽ được chơi cho đến khi tôi đếm xong từ 60 tới hết. Học cách chơi công bằng sẽ giúp bé vui vẻ hơn khi phải đợi tới lượt.