Bệnh thủy đậu vào mùa: Kiêng những gì?

11/05/2016 | 16:48

Thủy đậu – dân gian còn gọi là bỏng rạ, trái ra, là một bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, xuất hiện nhiều nhất từ tháng 2 – 4 hằng năm.

Theo Đông y, nguyên nhân là do phong nhiệt thời độc bên ngoài xâm nhập cơ thể qua mũi họng, kết hợp với thấp tích tụ lâu ngày bên trong ảnh hưởng đến tạng phế và tỳ, tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân.

Nếu không điều trị tốt, giữ vệ sinh đầy đủ sẽ gây biến chứng như nốt phỏng bị nhiễm khuẩn, lở loét; viêm phổi, viêm não, viêm thận cấp ở một số ít trẻ cơ thể ốm yếu.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh ung ương, ung thư da, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Vậy bệnh thủy đậu kiêng những gì?

1. Kiêng chỗ đông người

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

2. Dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, bạn nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…

3. Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

4. Kiêng ăn thực phẩm tanh

Trong chế độ ăn uống thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyể đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

5. Giữ vệ sinh thân thể

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

 

 

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Thể nhẹ

Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, trẻ sốt nhẹ, ho ít, nước mũi loãng trong, trẻ vẫn ăn uống, tinh thần bình thường. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa thủy đậu 2

Thể nặng

Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau gia xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón gia đại hoàng 4g; khát nước, miệng khô gia thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn mỗi vị 8 – 12g.

Một số món ăn để tăng hiệu quả trị bệnh

Nước hoa kim ngân: hoa kim ngân 15g, cam thảo đất 10g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày liền khi mới mắc bệnh.

Canh đậu xanh: đậu xanh 50g, dẻ xương sườn lợn 100g, kinh giới 5g, mắm muối vừa đủ. Dẻ xương sườn lợn rửa sạch chặt miếng vừa ướp mắm muối 30 phút, cho vào nồi thêm 400ml nước đun nhừ sườn. Đậu xanh vỡ đôi cả vỏ cho vào nồi sườn ninh tiếp. Kinh giới rửa sạch thái nhỏ, khi canh chín cho vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn 2 ngày liền lúc thủy đậu bắt đầu mọc.

Cháo lá dâu: lá dâu non 20g, đậu xanh 20g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, đường phèn 20g. Đậu xanh, đậu đen, gạo đều xay thành bột mịn, cho vào nồi thêm 300ml nước quấy đều trên lửa nhỏ. Lá dâu non rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, cháo sôi lại là được, chia 2 lần ăn trong ngày. Trẻ ăn liền 3 ngày trong thời kỳ thủy đậu bay.

Trứng gà hấp: trứng gà 1 quả, cà rốt 20g, rau mùi 5g, bột gia vị. Cà rốt rửa sạch xay nhỏ, rau mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, đập trứng vào, thêm bột gia vị cho vừa, đánh đều, hấp cách thủy. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần, ăn liền 2 – 3 ngày