- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
5 mẹo hay cho bố khi chăm sóc trẻ sơ sinh
16/05/2016 | 16:57
Chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày đầu tiên đòi hỏi bố phải chú ý nhiều điều nhỏ nhặt để đảm bảo bé luôn an toàn và thấy thoải mái. Thuốc ho P/H giúp bô liệt kê những tuyệt chiêu chăm sóc bé "đỉnh" nhất ngay trong bài viết sau nhé!
Tay chân lóng ngóng, vụng về, bố lo lắng mình sẽ làm tổn thương “thiên thần” mỏng manh của mình. Đây là nỗi lo của phần lớn các ông bố lần đầu được lên chức. Yêu con và muốn san sẻ công việc chăm con với vợ, các ông bố không thể bỏ qua bài viết sau đây!
1/ Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Các ông bố trẻ, tuyệt đố đừng bao giờ ngắt đi đoạn rốn còn thừa của bé cưng nhé! Động tác này có thể làm chảy máu và gây hại cho lớp da bên dưới đang hình thành lỗ rốn. Tốt nhất, bố nên để rốn tự khô, chuyển sang màu đen và rụng sau khoảng 7-14 ngày. Vết thương sẽ lành trong 7 ngày tiếp theo.
2/ Thóp trẻ sơ sinh: Không cần quá lo!
Bé yêu sẽ có các khoảng da mềm ở phần đỉnh đầu, gọi là “thóp”. Đó là nơi xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau. Dĩ nhiên bố nên hành động thật nhẹ nhàng, nhưng đừng lo lắng về việc chạm vào hay lau rửa vùng này, vì còn có một lớp màng cứng cáp bên dưới da đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ não bộ rồi nhé!
Tuy chỉ là một phần nhỏ bé trên cơ thể, phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng. Thực tế, thóp cần được bảo vệ tới mức nào? Có thể nhận biết sức khỏe của bé bằng cách quan sát thóp không?
3/ Khi bé cưng cũng “nổi mụn”
Sau khi chào đời, cục cưng của bố có thể sở hữu gương mặt lấm tấm mụn một thời gian ngắn sau, thường gọi là “mụn sơ sinh”. Những nốt mụn đỏ và mụn đầu trắng đều vô hại, và sẽ tự nhiên tan biến nếu bố siêng rửa mặt cho con bằng nước sạch mỗi ngày. Bố nên tránh dùng dầu và lotion (vì thường không có hiệu quả) đồng thời liên lạc với bác sĩ nếu hiện tượng nổi mụn không chịu biến mất sau vài tuần.
4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh : Đừng lơ là phần da dưới cằm bé!
Chấm nhẹ kem vào phần da dưới cằm của bé. Cách này sẽ giúp ngăn cơn đau hình thành do mồ hôi chảy tụ về các nấp gấp da trên cổ. Tình trạng này rất thường gặp ở những trẻ nhỏ chưa thể ngẩng đầu lên.
5/ Cắt móng tay cho bé
Tuy nhỏ nhưng bố không thể bỏ qua bước cắt móng tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh đâu nhé! Thường xuyên cắt móng tay cho bé sẽ giúp trẻ không thể tự cào cấu và làm trầy xước mặt mình. Các đầu móng tay của bé thường sắc bén và dài ra rất nhanh, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Bố nên dùng kéo dành riêng cho trẻ (với phần mũi kéo tròn) để giúp bé giữ vệ sinh và an toàn cho cục cưng nhà mình.