- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
3 điều mẹ cần tránh khi ở nhà chăm con
16/05/2016 | 16:23
Việc ở nhà chăm con có thể gây ra nhiều áp lực hơn mẹ tưởng. Trong kế hoạch ban đầu, mẹ khó có thể hình dung được những sai lầm mà mình dễ mắc phải và ảnh hưởng của chúng nghiêm trọng ra sao
Việc chăm sóc cho thiên thần nhỏ đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và sức lực, đó là lý do nhiều bà mẹ sẵn sàng hi sinh công việc và thời gian cá nhân để ở nhà chăm con. Nhưng đi cùng với quyết định này, mẹ cần lường trước được những vấn đề có thể xảy ra. Việc chuẩn bị tâm lý và tỉnh táo trước các tình huống thực tế, kịp thời đưa ra các hướng điều chỉnh là vô cùng cần thiết đối với quãng thời gian này.
Tránh để con trở nên lười biếng và lệ thuộc
Mối quan hệ giữa mẹ và bé hoàn toàn không phải mối quan hệ giữa mặt trời và các hành tinh quanh nó. Trong khi các hành tinh không thể có sự sống nếu không có mặt trời, bé con cần được nuôi dưỡng khả năng tiếp nhận và xử lý vấn đề một cách độc lập. Tuy rằng người mẹ nào cũng muốn con cần mình, việc quá bảo bọc, chăm chút khi mẹ toàn thời gian ở nhà có thể dẫn tới việc các con không chịu “tự thân vận động” mà luôn chờ mẹ. Ngay khi mẹ nhận thấy những trục trặc như nhóc tì không chịu tự xúc cơm, không tự mang dép khi bản thân hoàn toàn có thể thì đó cũng chính là lúc mẹ nên nhìn lại liệu cách mình chăm sóc con đã thích hợp chưa?
Thực tế, không bao giờ là quá sớm để dạy con những bài học về tính độc lập. Luôn có những việc nhà phù hợp với độ tuổi của các bé như tự cất đồ chơi, tự sắp xếp truyện tranh lên kệ… Và một khi đã giao việc cho con, mẹ nên tin tưởng và để bé tự hoàn thành công việc của mình thay vì bỏ thêm thời gian để dọn dẹp một lần nữa. Đừng “cướp” đi quyền được phạm sai lầm và tự sửa chữa của con. Tự làm việc giúp cho bé cảm thấy mình có ích, có giá trị và là một phần của gia đình.
Tránh dùng quá nhiều thời gian chỉ để đáp ứng các nhu cầu của trẻ
Một đứa trẻ có hàng chục nhu cầu khác nhau và tất cả đều được người mẹ nhanh chóng phát hiện: bé đói, bé cần thay tã, bé cần ăn, bé cần uống nước, bé muốn thay áo sạch, bé cần được cắt móng tay… Chỉ chừng ấy thôi là đủ để người mẹ tiêu tốn hết quỹ thời gian của mình. Nhưng điều đó không nói lên được sự kết nối cần thiết giữa hai mẹ con. Mẹ thử kiểm lại xem mỗi ngày mẹ có bao nhiêu phút để chơi đùa cùng bé, để cùng nhau cười thả ga với những trò nghịch ngợm hay cùng bị “hút” vào một câu chuyện kỳ thú trong một cuốn sách đầy những hình vẽ thú vị?
Chính chất lượng chứ không phải số lượng là điều mà mẹ cần đặc biệt quan tâm khi sử dụng thời gian bên cạnh con yêu của mình.
Sự gắn kết của hai mẹ con rất quan trọng. Có được tình cảm và sự quan tâm, yêu thương của mẹ, bé con sẽ lớn lên với hành trang vào đời đầy đủ hơn. Từ lúc mang thai đến sau sinh, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau để gắn kết sợi dây tình cảm mẹ con.
Tránh biến mình thành một bà mẹ “sư tử Hà Đông”
Để cho tất cả thời gian của mình bị tiêu tốn vào việc chăm con, các mẹ không còn cơ hội để chăm sóc kỹ cho bản thân mình. Không phụ nữ nào thích mình xấu xí, tuềnh toàng và mệt mỏi, kiệt sức, nhưng thực tế là những vấn đề này luôn xảy ra với những bà mẹ ở nhà chăm con. Tại sao lúc nào cũng có quá nhiều việc để làm như thế? Tại sao những thứ này lại bừa bộn như thế? Tại sao không ai chịu quan tâm và giúp tôi? Chỉ vì quên chăm sóc bản thân mình và cố gắng đi tìm sự hoàn hảo mà thôi, mẹ ạ. Cuối cùng, mẹ sẽ luôn kết thúc mọi việc bằng cách quát tháo ầm ĩ và càu nhàu suốt cả ngày.
Muốn thoát khỏi hình tượng này, mẹ nhớ chăm sóc bản thân thật kỹ càng bên cạnh việc dành tình yêu thương cho con và gia đình của mình nhé. Đừng bỏ qua những buổi gặp bạn bè, cà phê, mua sắm, làm đẹp vì chúng giúp mẹ giải tỏa tinh thần, nạp lại nguồn năng lượng để tiếp tục chăm sóc những người thân yêu nhất của mình đấy.