Xem nhiều nhất
- Bám mẹ là bản năng gốc ở mọi loài, thế nhưng tại sao nhiều người lại coi nó là 'cái tội'?
- Dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe trẻ nhỏ không thể lơ là
- Ở nhà thì khỏe phây phây nhưng sao cứ đi trẻ, con lại ốm đau liên tục?
- Bí kíp trị ho cho bé
- TP.HCM: Dịch chồng dịch, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng đồng loạt “rộ mùa”
3 bệnh phổ biến cần đề phòng cho trẻ khi sắp Tết
10/01/2017 | 10:20
Tiết trời những ngày cận Tết thường rất khó đoán. Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho rằng thời tiết đầu năm mới sẽ lạnh hơn các năm trước, cộng hưởng với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt, ăn uống xáo trộn ngày Tết rất dễ khiến trẻ bị bệnh.
Các bệnh mà trẻ thường mắc phải vào khoảng thời gian này sẽ liên quan nhiều đến đường hô hấp, dị ứng thời tiết hoặc thức ăn, tiêu chảy hoặc táo bón… Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm đến con nhiều hơn để yên tâm cùng trẻ khoẻ mạnh và vui vẻ đón Tết.
1. Hen suyễn
Ngoài tính di truyền, trẻ ở độ tuổi 2-10 tuổi có nguy cơ mắc hen suyễn cao do tác nhân bên ngoài gây dị ứng như phấn hoa, hoá chất… Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn là khi ngủ, trẻ ngáy nhiều hơn 4 lần/ tuần, thở khò khè, đặc biệt là ho vào thời điểm nửa đêm về sáng.
Bên cạnh đó, không khí lạnh ngày Tết sẽ làm cho tình trạng hen suyễn của trẻ trở nặng. Việc ra ngoài du xuân cùng gia đình nhiều hơn càng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với khói bụi khiến căn bệnh này thêm trầm trọng.
Để đề phòng trẻ bị hen suyễn hoặc bệnh năng hơn, cha mẹ nên:
- Chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là sau khi tắm.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh trẻ tiếp xúc với hóa chất gây mùi trong nhà, khói thuốc lá, khói bụi…
- Tránh những loại thức ăn trẻ dễ gây dị ứng như hải sản.
- Tuyệt đối không được nuôi thú trong nhà.
2. Cảm lạnh
Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ là ngứa họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt nhẹ, chán ăn… Khi bị cảm lạnh, trẻ hay khò khè, mệt mỏi, sổ mũi,.. Đặc biệt, nước mũi có thể chuyển màu trong sang màu vàng hoặc xanh và từ dạng lỏng sang đặc hơn.
Thông thường, cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Nhưng khi trẻ có những triệu chứng nặng hơn như ho đờm, thở gấp, sốt cao kéo dài… thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Để phòng ngừa trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cần:
- Chú ý giữ ấm cho trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn khá yếu ớt.
- Không để trẻ ở gần hoặc tiếp xúc với người đang hút thuốc lá vì nếu người này bị cảm, virus cảm cúm có thể phát tán ra ngoài theo khói thuốc và lây bệnh cho trẻ.
3. Tiêu chảy hoặc táo bón
Với suy nghĩ Tết một năm chỉ đến một lần nên việc ăn uống giờ đây thoải mái “không phanh” hơn bao giờ hết. Điều này dễ dẫn đến việc mất cân bằng trong hệ tiêu hoá non nớt của trẻ.
Quá nhiều thức ăn nạp vào cơ thể như thịt, đồ ngọt, nước uống có gas, thức ăn nhanh mà không ăn rau quả… mà không chú ý nhiều đến vệ sinh dễ gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc phải ra ngoài nhiều cùng cha mẹ cũng dễ khiến trẻ nhịn đi tiêu khi đến nơi lạ hoặc phải ngồi bồn cầu không quen. Đây là nguyên nhân gây táo bón.
Để đề phòng các rối loạn về tiêu hoá này, cha mẹ cần:
- Chú ý kiểm soát chất lượng và khối lượng thức ăn của trẻ.
- Hạn chế thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
- Giữ vệ sinh, đặc biệt là bàn tay trẻ luôn sạch sẽ.